Bệnh và điều trị

BỆNH CẦU TRÙNG GÀ

Loading

Đây là căn bệnh mà hầu như đàn gà nào cũng khó tránh khỏi, đặc biệt là gà nuôi trên nền.

1. Tác nhân gây bệnh

– Thể cấp ở manh tràng do Eimeria tenella.

– Thể cấp ở ruột non do E.necatrix, E.brunetti.

– Thể mãn tính do E.maxima, E.acervulina, E.mivati và E.praecox.

Bệnh xảy ra quanh năm ở khắp các trại gà.

2. Triệu chứng

– Thể cấp tính manh tràng (gà con). Gà bệnh ỉa ra máu vào khoảng 4 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh, ủ rũ, xù lông, giảm ăn, thiếu máu và chết.

– Thể cấp tính ruột non. Biểu hiện như thể cấp ở manh tràng, tỷ lệ chết cao.

– Thễ mãn tính. Gà bệnh đầy bụng tiêu chảy (phân sống hoặc sền sệt), thiếu máu. Giảm ăn, giảm trọng lượng và giảm tỷ lệ trứng.

– Khi bị cầu trùng gà dễ bội nhiễm bệnh E.coli nên bức tranh lâm sàng và bệnh tích còn phong phú hơn nhiều.

(Gà tiêu chảy có máu)

3. Bệnh tích

+Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to.

+Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to, có màu đỏ sậm.

(Cầu trùng manh tràng)
(Cầu trùng tá tràng)
(Xuất huyết niêm mạc manh tràng)
(Ruột non sưng to và xuất huyết)

4. Phòng bệnh

Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.

Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát.

5. Trị bệnh

– Cho cả đàn gà uống/ăn một trong các thuốc điều trị cầu trùng sau

+ TD.Anticox Fort (1 g/3 – 4 lít nước uống)

+ TD.Anticox 25 (1 ml/2 lít nước uống)

+ TD.Anticox 50 (1 ml/2 lít nước uống)

+ TD.Điện giải Gluco KC Thảo Dược (1 g/1 lít nước uống) để tăng lực và giảm xuất huyết đường ruột.

*** Chú ý: Trong trường hợp gà bị cầu trùng cấp ỉa nhiều máu tươi, ngoài việc cho uống thuốc như trên, cần tiêm ngay cho toàn đàn 1 – 2 mũi TD.Flox 5 (1 ml/6 – 8 kg thể trọng)

Chia sẻ ngay:
Facebook